Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình học giỏi, thông minh nhưng bên cạnh đó cần có được sự lễ phép vâng lời, hiếu thảo và tự kiểm soát hành vi của mình, nhưng nếu điều này diễn ra không như bạn muốn? Hay bạn muốn hoàn thiện hơn, thấm nhuần kỷ luật hơn trong con trẻ. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể vận dụng phong thủy trong khai thông nguồn năng lượng, kích hoạt đến hành vi của con bạn chỉ bằng cách thay đổi đơn giản trong trang trí...
Phòng học trang trí đẹp giúp cho trẻ thích thú đến lớp
Bé được đi chơi ở Bát Tràng và tập nặn đồ gốm
Các kết quả nghiên cứu được nghiên cứu tiến hành tại Vương quốc Anh cho thấy một đứa trẻ hiếu động, lanh lợi hay đặt ra các câu hỏi Tại sao?, Như thế nào?, Làm sao?... sẽ có nhiều khả năng đạt được điểm cao hơn trong các bài kiểm tra đánh giá ở trường tiểu học. Đó là những trẻ được tiếp xúc nhiều hình ảnh, được cha mẹ cho đi chơi, thăm quan nhiều chỗ, sở hữu nhiều sách, các trò chơi lắp ráp trước khoảng thời gian 3 tuổi.
Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy các bậc cha mẹ khắc sâu vào ý thức tìm hiểu, thích khám phá, yêu đọc sách ở trẻ em càng sớm càng tốt làm nền tảng để có được một khởi đầu tốt đẹp trong việc giáo dục trẻ.
Các nghiên cứu đã xem xét đến hiệu ứng của nền tảng xã hội, việc chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học và nhấn mạnh rằng những hành động cha mẹ làm với con họ ngay cả trước khi họ trước khi họ bắt đầu nói chuyện có tác động rất nhiều.
Phụ huynh cũng nên nhớ rằng, tư tưởng, ý thức, hành vi của trẻ giống như một tờ giấy trắng, nó là tấm gương phản chiếu, từ màu sắc, hành vi, đạo đức... tốt hay xấu là do cha mẹ làm, chúng ta không nên đe dọa, dùng bạo lực, áp đặt, làm tổn tương tâm hồn trẻ thơ. Hãy thể hiện một hình tượng gương mẫu để con bạn noi theo.
Học mà chơi, chơi mà học với đồ chơi thông minh
Theo giáo sư James, Đại học Newcastle, một trong những nhà nghiên cứu cho rằng, phương pháp dạy trẻ như là một thông điệp tích cực, nó có nghĩa tính giáo dục nhân văn, không có tác động chịu ảnh hưởng bởi các chỉ số truyền thống như cha mẹ giàu - nghèo, ảnh hưởng biến động ngoài xã hội.
Một số kết quả cụ thể của nghiên cứu mà các đứa trẻ ở một môi trường truyền thống tích cực phát triển vốn từ vựng biểu cảm tốt hơn nhiều trong khoảng thời gian trẻ 2 tuổi. Vì thế, điểm ngôn ngữ, đọc và toán của các em tốt hơn khi bước vào trường học.
Thời đại của sự cạnh tranh ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tất cả chúng ta đều mong muốn con em của chúng ta không chỉ làm tốt mà còn phải nổi trội. Trong xã hội này, nhiều bậc cha mẹ có xu hướng nghĩ rằng, vận dụng hết quỹ thời gian vào việc học, không được lãng phí vì có sự so sánh học nhiều, học ít giữa các trẻ với nhau, quên để lại thời gian cho con mình khoảng thời gian cho những điều giải trí như chơi ngoài trời, tham gia vào các hoạt động giàu trí tưởng tượng và như vậy giúp trẻ có ý thức sáng tạo, vận dụng thông minh của mình, phát triển tài năng.
Bé tập trồng cây
Có kỳ vọng cao cho con mình là điều hoàn toàn tự nhiên, đó là tình yêu, là trách nhiệm nuôi dạy con tiếp cận kiến thức, chuẩn bị cho con hành trang bước vào đời, nhưng cần phải được cân bằng, có khoa học. Những đứa trẻ không có thời gian, không được phép nô đùa, giải trí sẽ có xu hướng bị trầm cảm, áp lực, khủng hoảng... theo nhiều cách khác nhau, và nó là điều mà các bố mẹ nên chú ý, đừng để cho tài sản quý giá nhất của mình trở nên "Có" nhưng không "Còn", "Gần" nhưng lại quá "Xa".
2. Phong thủy giao tiếp, ứng xử
Những lời khuyên sau dễ làm trong phòng ngủ, phòng học của trẻ. Mặc dù đây không phải tất cả các thủ thuật trong phong thủy cho phòng trẻ em, nhưng rất thiết yếu và quan trọng cho việc tạo ra cách trẻ em cư xử, giao tiếp tốt hơn.
Chỉ cần các hành động đơn giản của việc áp dụng phong thủy, thời gian và năng lượng trong phòng con bạn, sẽ khẳng định cho trẻ một sự thay đổi toàn diện về ý thức, nhân cách, ứng xử có chừng mực nhằm làm cho một số đứa trẻ hoàn thiên hơn, hạnh phúc hơn.
2.1. Thiết lập cho trẻ biết tôn trọng người khác bắt đầu với việc tôn trọng bản thân mình, bằng thói quen thu dọn đồ chơi, sắp xếp bàn học,... gọn gàng, ngăn nắp.
2.2. Chọn vị trí đặt giường cho trẻ
Nên đặt đầu giường ở vị trí trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy cánh cửa phòng ngủ. Tránh đặt giường vào một bức tường chung vách phòng tắm, không đặt giường dưới xà nhà... Những điều này giúp cho trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu có đầy đủ năng lượng cho ngày mới.
2.3. Tạo một khu vực học riêng
Điều quan trọng là trẻ được tập trung vào việc học, một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự ưu tiên và tự thực hiện kỷ luật. Thêm ở đây đèn học và quả địa cầu nhỏ. Cả hai biểu tượng truyền đạt tầm quan trọng của giáo dục. Kích hoạt dòng chảy năng lượng kiến thức.
2.4. Thiết kế bảng thành tích
Mọi trẻ em đều cần phải cảm thấy tự hào. Nên sử dụng bức tường phía Đông Bắc, trưng bày các giấy chứng nhận, bản vẽ, bảng thù công, giải thưởng, danh hiệu,... và hình ảnh đứa trẻ đạt được.
2.5. Chọn màu sơn tường trung tính như màu trắng, màu kem hoặc màu nhẹ mang tính chất "dương". Bạn có thể thêm các yếu tố hỗ trợ tăng cường như một bức tranh vui vẻ tươi sáng cho toàn bộ bức tường nhưng tránh quá nhiều màu tươi sáng cho toàn bộ bức tường. (Quá nhiều năng lượng Dương quá sẽ làm cho trẻ năng động ngoài tầm kiểm soát)
2.6. Thiết lập sự hiện diện của cha mẹ
Bạn có thể đặt ảnh gia đình, ảnh của bố mẹ trong phòng của trẻ. Đây là cách tinh tế giúp cho trẻ cảm nhận sự hiện diện của bố mẹ và cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bạn tới trẻ cũng như giúp gắn kết tình cảm của bố mẹ với trẻ.
2.7. Không cho phép trẻ ngủ trên nệm đặt trên sàn nhà. Điều này ngăn chặn trẻ nhỏ rơi khỏi giường nhưng nó cũng gây ra ốm đau thường xuyên ở trẻ nhỏ (âm khí dưới đất dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ). Tốt nhất là sử dụng giường gỗ có không gian bên dưới và lắp đặt bảo vệ để chặn trẻ không bị rơi khỏi giường. Điều này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc từ việc đến bác sĩ.
2.8. Hãy đặt bảng viết trong nhà, bất kỳ nơi nào mà trẻ hay đến (có một số trẻ không thích học trong phòng) điều này sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn trong việc học tập.
3. Giúp trẻ giảm bớt áp lực trong học tập
Dưới đây là cách nhận biết con của bạn có quá bận rộn với trường học
1. Nếu như tâm trẻ liên tục bận rộn với những thứ liên quan đến trường học , điều này có thể là một vấn đề gây ra sự căng thẳng mệt mỏi cho trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên khuyến khích con mình làm những điều mới mẻ mà trẻ thực sự muốn làm. Tạo cho trẻ có được cuộc vui giải trí thoải mái tư tưởng, như vậy trẻ sẽ nạp đủ năng lượng cho sự tập trung trở lại học tập, chất lượng học sẽ tốt hơn.
2. Đừng để trẻ bận rộn với công việc nhà, hãy ưu tiên cho việc học và đảm bảo trẻ có thời gian thư giãn như xem tivi, chơi game... (trong khoảng thời gian cho phép)
3. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động xã hội, dành thêm thời gian giao lưu với bạn ngoài trường học, như vậy sẽ giúp trẻ có nhiều kỹ năng ứng xử, giao tiếp.
4. Phụ huynh hãy đảm bảo rằng, trẻ cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ phía cha mẹ, tận tình giải đáp thắc mắc từ phía trẻ, giúp trẻ có cái nhìn chuẩn mực, nghiêm túc, biết yêu thương và giúp đỡ người khác.
2.2. Chọn vị trí đặt giường cho trẻ
Nên đặt đầu giường ở vị trí trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy cánh cửa phòng ngủ. Tránh đặt giường vào một bức tường chung vách phòng tắm, không đặt giường dưới xà nhà... Những điều này giúp cho trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu có đầy đủ năng lượng cho ngày mới.
2.3. Tạo một khu vực học riêng
Điều quan trọng là trẻ được tập trung vào việc học, một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự ưu tiên và tự thực hiện kỷ luật. Thêm ở đây đèn học và quả địa cầu nhỏ. Cả hai biểu tượng truyền đạt tầm quan trọng của giáo dục. Kích hoạt dòng chảy năng lượng kiến thức.
Bàn học có đèn và quả địa cầu giúp khai thông nguồn năng lượng tri thức
2.4. Thiết kế bảng thành tích
Mọi trẻ em đều cần phải cảm thấy tự hào. Nên sử dụng bức tường phía Đông Bắc, trưng bày các giấy chứng nhận, bản vẽ, bảng thù công, giải thưởng, danh hiệu,... và hình ảnh đứa trẻ đạt được.
Một bức tường treo những bức tranh do trẻ vẽ. Điều này sẽ khuyến khích trẻ yêu thích mỹ thuật và những suy nghĩ sáng tạo của trẻ.
2.5. Chọn màu sơn tường trung tính như màu trắng, màu kem hoặc màu nhẹ mang tính chất "dương". Bạn có thể thêm các yếu tố hỗ trợ tăng cường như một bức tranh vui vẻ tươi sáng cho toàn bộ bức tường nhưng tránh quá nhiều màu tươi sáng cho toàn bộ bức tường. (Quá nhiều năng lượng Dương quá sẽ làm cho trẻ năng động ngoài tầm kiểm soát)
2.6. Thiết lập sự hiện diện của cha mẹ
Bạn có thể đặt ảnh gia đình, ảnh của bố mẹ trong phòng của trẻ. Đây là cách tinh tế giúp cho trẻ cảm nhận sự hiện diện của bố mẹ và cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bạn tới trẻ cũng như giúp gắn kết tình cảm của bố mẹ với trẻ.
2.7. Không cho phép trẻ ngủ trên nệm đặt trên sàn nhà. Điều này ngăn chặn trẻ nhỏ rơi khỏi giường nhưng nó cũng gây ra ốm đau thường xuyên ở trẻ nhỏ (âm khí dưới đất dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ). Tốt nhất là sử dụng giường gỗ có không gian bên dưới và lắp đặt bảo vệ để chặn trẻ không bị rơi khỏi giường. Điều này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc từ việc đến bác sĩ.
Chiếc giường ngủ có thanh chặn được thiết kế ngộ nghĩnh khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái cho trẻ khi ngủ mà vẫn giúp cho trẻ khỏi bị lăn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ ngủ ở phòng riêng
2.8. Hãy đặt bảng viết trong nhà, bất kỳ nơi nào mà trẻ hay đến (có một số trẻ không thích học trong phòng) điều này sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn trong việc học tập.
Góc học tập của trẻ có bảng đen, giúp tăng hứng thú cho trẻ học tập
3. Giúp trẻ giảm bớt áp lực trong học tập
Dưới đây là cách nhận biết con của bạn có quá bận rộn với trường học
1. Nếu như tâm trẻ liên tục bận rộn với những thứ liên quan đến trường học , điều này có thể là một vấn đề gây ra sự căng thẳng mệt mỏi cho trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên khuyến khích con mình làm những điều mới mẻ mà trẻ thực sự muốn làm. Tạo cho trẻ có được cuộc vui giải trí thoải mái tư tưởng, như vậy trẻ sẽ nạp đủ năng lượng cho sự tập trung trở lại học tập, chất lượng học sẽ tốt hơn.
2. Đừng để trẻ bận rộn với công việc nhà, hãy ưu tiên cho việc học và đảm bảo trẻ có thời gian thư giãn như xem tivi, chơi game... (trong khoảng thời gian cho phép)
3. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động xã hội, dành thêm thời gian giao lưu với bạn ngoài trường học, như vậy sẽ giúp trẻ có nhiều kỹ năng ứng xử, giao tiếp.
4. Phụ huynh hãy đảm bảo rằng, trẻ cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ phía cha mẹ, tận tình giải đáp thắc mắc từ phía trẻ, giúp trẻ có cái nhìn chuẩn mực, nghiêm túc, biết yêu thương và giúp đỡ người khác.
(Nguồn: Sưu tầm trên Internet)
No comments:
Post a Comment