Saturday, March 22, 2014

Bàn học sinh| Tiêu chuẩn bàn học theo thông tư liên tịch của Bộ giáo dục, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Y tế được áp dụng từ năm 2011

Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Y tế đã có thông tư liên tịch về tiêu chuẩn kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc và phương thức bố trí bàn ghế trong phòng học cho từng đối tượng học sinh ở cả 3 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông.

Về kích thước bàn ghế tương ứng với chiều cao của học sinh

Thông tư này quy định nhiều thông số cụ thể theo chuẩn phù hợp theo chỉ số chiều cao của học sinh như quy định kích thước cơ bản của bàn ghế trong phòng học thông thường. Theo đó có 6 nhóm chiều cao tiêu chuẩn và tương ứng với các nhóm chiều cao này là các quy định về kích thước tiêu chuẩn của bàn ghế để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Bảng tiêu chuẩn kích thước của bàn ghế học sinh
Bảng tiêu chuẩn kích thước của bàn ghế học sinh
(Do kích thước mặc định của ảnh theo bài viết nên bố mẹ click vào hình để xem ảnh được rõ hơn nhé!)

Giải thích các thuật ngữ trong Bảng tiêu chuẩn kích thước của bàn ghế học sinh
1. Đối với ghế học sinh
- Chiều cao của ghế: là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên mặt trước của mặt ghế đến sàn
- Chiều rộng của ghế: là khoảng cách giữa hai cạnh bên của mặt ghế
- Chiều sâu của ghế: là khoảng cách từ mặt phẳng tựa lưng đến cạnh trước mặt ghế
2. Đối với bàn học sinh
- Chiều cao của bàn:  là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên mặt trước của mặt bàn đến sàn
- Chiều rộng của bàn: là khoảng cách giữa hai cạnh bên của mặt bàn
 - Chiều sâu của bàn: là khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn
3. Hiệu số chiều cao bàn ghế là khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế

Vì đây là thông tư áp dụng đối với các trường học nên chúng ta sử dụng bảng trên để tham khảo kích thước chiều sâu và chiều rộng của bàn ghế học sinh khi mua bàn hay đặt đóng cho trẻ.

Về kiểu dáng và màu sắc của bàn ghế

1. Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá 2 chỗ ngồi
2. Bàn ghế rời và độc lập
3. Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế
4. Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh
5. Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ an toàn
6. Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh

Như vậy khi đặt đóng hay mua bàn ghế học sinh cho con, bố mẹ nên chú ý đến màu sắc của bàn ghế, góc - cạnh của bàn ghế không có góc nhọn (phải được bo tròn tránh va đập gây nguy hiểm cho trẻ), các hộc ngăn kéo - tủ làm nơi lưu trữ đồ dùng học tập cho trẻ vì bàn ghế ở nhà của trẻ thường dùng cho một trẻ và được thiết kế rời, độc lập với nhau. 

Về vật liệu làm bàn ghế

Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu chịu lực, không cong vênh, không độc hại

Trên đây là những lưu ý cần thiết được tóm tắt lại trong Thông tư. Để xem chi tiết thông tư, bố mẹ click vào liên kết: Xem văn bản đầy đủ của thông tư

1 comment:

  1. Khi mua bàn cho con, đặc biệt với học sinh tiểu học các bố mẹ thường băn khoăn nhất là vấn đề kích thước bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ. Những lưu ý được tóm tắt phía trên đây hy vọng sẽ giúp cho bố mẹ mua được bộ bàn ghế học sinh phù hợp cho con.

    ReplyDelete